Note

Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

· Views 95

>> Tìm hiểu thêm về các mô hình nến khác trong Forex:

  • Nến Inside Bar là gì?
  • Mô hình nến shooting star là gì
  • Nến Marubozu là gì?
  • Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star) là gì?
  • Nến Nhật là gì?
  • Mô hình nến Pin Bar là gì?
  • Mô hình nến Doji bia mộ (Gravestone Doji) là gì?
  • Nến Heiken Ashi là gì?

Nến Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ) là gì?

Dark Cloud Cover, hay còn gọi là mô hình nến mây đen che phủ, là một mẫu hình hai cây nến báo hiệu một sự đảo chiều ở đỉnh sau một xu hướng tăng giá. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối các xu hướng tăng và là tín hiệu cảnh báo rằng giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

Dark Cloud Cover là một chỉ báo kĩ thuật báo hiệu sự đảo chiều (Nguồn: Internet)

Mô hình nến này được cấu tạo khi cây nến đầu tiên là nến tăng, tiếp theo là cây nến giảm mạnh có giá đóng cửa nằm dưới điểm giữa của nến trước. 

Mô hình này được gọi là “Mây đen che phủ” bởi vì nến giảm bao phủ nến tăng giống như một đám mây đen. Trong mô hình nến này, phe mua đẩy giá lên cao ở cây nến thứ nhất, nhưng sau đó phe bán chiếm ưu thế và đẩy giá xuống ở cây nến thứ hai.

Sự thay đổi từ mua sang bán này báo hiệu rằng giá có thể đảo ngược sang xu hướng giảm.

Đặc điểm mô hình nến Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ)  

Thông thường, trên các thị trường giao dịch liên tục như Coin thì sẽ không có các gap (khoảng trống) trên biểu đồ, còn thị trường Forex thì hiếm khi có những khoảng gap do tính thanh khoản của thị trường ngoại hối (đặc biệt là những cặp tiền chính). Vì vậy nên đặc điểm của mô hình nến Dark Cloud Cover cũng sẽ có sự khác biệt trên các thị trường khác nhau. Hãy cùng VnRebates tìm hiểu chi tiết đặc điểm của mô hình Dark Cloud Cover trên từng thị trường nhé!

Đặc điểm mô hình nến Dark Cloud Cover trên thị trường Forex và Coin

Mô hình nến Dark Cloud Cover trên thị trường Forex và Coin có các đặc điểm như sau:

Nến đầu tiên: Là một nến tăng giá (Bullish) mạnh có thân dài.

Nến thứ hai:

  • Là một nến giảm giá (Bearish) có giá đóng cửa nằm ở dưới 50% thân nến tăng trước đó.
  • Có giá mở cửa không nhất thiết phải nằm trên giá đóng cửa của nến Bullish trước đó.
Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

Mô hình Dark Cloud Cover trong thị trường Forex và Coin (Nguồn: Internet)

>> Tìm hiểu thêm: Nến Bearish Engulfing là gì

Đặc điểm mô hình nến Dark Cloud Cover trên các thị trường khác

Mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường chứng khoán hoặc giao dịch quyền chọn nhị phân sẽ có một chút khác biệt so với trong thị trường Forex và Coin. Cụ thể như sau:

Nến đầu tiên: Là một nến tăng giá (Bullish) mạnh có thân dài.

Nến thứ hai: Là một nến giảm giá (Bearish) và phải mở cửa cao hơn đỉnh của cây nến đầu tiên tức là xuất hiện một khoảng gap, sau đó giảm và đóng cửa bên dưới điểm giữa của cây nến thứ nhất.

Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

Mô hình Dark Cloud Cover trong các thị trường khác (Nguồn: Internet)

Diễn biến xu hướng của mô hình nến Dark Cloud Cover trên thị trường Forex

Diễn biến xu hướng trong mô hình nến Dark Cloud Cover cụ thể như sau:

Thị trường đang trong một xu hướng tăng. Xuất hiện một cây nến xanh tăng giá mạnh mẽ, tiếp theo là một khoảng gap tăng giá ở đầu phiên kế tiếp (Trong thị trường Forex và Coin thì không có khoảng gap này hoặc hiếm khi có). Đến đây, phe mua đang nắm hoàn toàn quyền điều khiển thị trường.

Tuy nhiên sau đó giá đã bất ngờ gặp phải lực bán ngược chiều, đẩy giá đi khá xa, xuống thấp hơn mức 50% của cây nến đầu tiên. Sự thay đổi động lượng đột ngột này từ tăng sang giảm cho thấy rằng phe mua đang mất kiểm soát và một sự đảo chiều tiềm ẩn có thể sắp xảy ra.

Trong bối cảnh như vậy, những người ở phe mua sẽ suy nghĩ lại về vị thế của họ khi giá đột ngột đi ngược với những gì họ kì vọng. Còn những người đứng ngoài thị trường thì đang hoài nghi về việc liệu động lượng của giá có còn đủ mạnh để tiếp tục xu hướng tăng hay không.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình nến Dark Cloud Cover cụ thể

Sau khi đã nhận dạng được mô hình nến Dark Cloud Cover trên các thị trường khác nhau, bây giờ hãy cùng VnRebates tìm hiểu cách giao dịch khi nhận thấy mô hình nến này trên thị trường Forex và Coin nhé!

Xác định khung thời gian giao dịch phù hợp

Trước khi tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý, các trader nên tìm hiểu các khung thời gian phù hợp để giao dịch với mô hình Dark Cloud Cover. Cụ thể như sau:

  • Khung thời gian M1 (1 phút): Khung thời gian M1 là lựa chọn phổ biến cho các nhà giao dịch trường phái scalping muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng từ các biến động giá ngắn hạn. Với khung thời gian này, các traders nên áp dụng với những cặp tỷ giá biến động mạnh như: EUR/USD, GBP/USD, vàng…  Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được những rủi ro liên quan đến giao dịch trong một khung thời gian ngắn như vậy. 

Khung thời gian M1 rất dễ biến động và có thể dẫn đến tổn thất đáng kể nếu bạn không cẩn thận. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng khung thời gian này nếu số vốn của bạn có khả năng chấp nhận được rủi ro cao và cảm thấy thoải mái với những tổn thất có thể xảy ra.

  • Khung thời gian M5 – H1 (5 phút – 1 giờ): Khung thời gian này sẽ phù hợp với các trader giao dịch trong ngày – day trader và được áp dụng với mọi cặp tỷ giá. Mức lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu khi giao dịch trong khung này là 20pips (Pip là gì?). 
  • Khung thời gian H4 (4 giờ): Khung thời gian này phù hợp với các Swing trader và mức sinh lời mục tiêu trong khung thời gian này nằm trên 100 pips và có thể giữ lệnh qua đêm. Tuy nhiên các trader không nên kỳ vọng lợi nhuận sẽ vượt quá 250 pips trên khung thời gian này.
  • Khung thời gian D1 (1 ngày): Dành cho các Trader giao dịch theo phong cách Swing Trading với kỳ vọng từ 150pips và giữ lệnh trong ngắn và trung hạn. Có thể kỳ vọng lợi nhuận từ 500 – 1000 pips trên khung thời gian này.
Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

Khung thời gian khi giao dịch với mô hình Dark Cloud Cover (Nguồn: Internet)

Các traders cần lưu ý là mô hình Dark Cloud Cover hiệu quả nhất khi nó xuất hiện trên các khung thời gian cao hơn, chẳng hạn như biểu đồ 4 giờ, 1 ngày hoặc 1 tuần. Điều này là do mô hình này đáng tin cậy hơn và có xác suất thành công cao hơn trên các khung thời gian dài hơn.

Nếu các traders sử dụng mẫu Dark Cloud Cover trên các khung thời gian ngắn hơn như biểu đồ 1 giờ hoặc 1 phút thì có thể sẽ gặp nhiều tín hiệu giả và có thể cần sử dụng các chỉ báo xác nhận bổ sung để lọc các tín hiệu giả.

>> Đọc thêm:

  • Tín hiệu Forex là gì?
  • Làm thế nào để đọc tín hiệu chỉ báo thật chính xác?  

Xác định điểm vào lệnh

Mô hình Dark Cloud Cover cung cấp tín hiệu dự báo rằng xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm, do đó khi mô hình xuất hiện thì đó là cơ hội thích hợp để các trader thực hiện lệnh Sell (bán). Để xác định các điểm entry lý tưởng, các bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn dưới đây.

Với mô hình nến Dark Cloud Cover, có 2 cách để vào lệnh đó là:

Cách vào lệnh tiêu chuẩn: Vào lệnh ngay khi nến thứ 2 (cây nến giảm) của mô hình kết thúc.

Điểm vào lệnh ở cây nến xác nhận: Kiên nhẫn đợi thêm 1 cây nến nữa, nếu cây nến này phá vỡ mô hình nến Dark Cloud Cover (breakout (phá vỡ) ra khỏi đáy của cây nến tăng đầu tiên của mô hình) thì vào lệnh. 

Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

Hai cách vào lệnh khác nhau (Nguồn: Internet)

Một trong những vấn đề lớn nhất mà những trader sử dụng mô hình Dark Cloud Cover phải đối mặt khi thực hiện bất kỳ lệnh giao dịch nào là họ không bao giờ có thể chắc chắn rằng tất cả động lượng mua của thị trường đã được hấp thụ hết hay chưa. 

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là khi họ bắt đầu vào lệnh Sell ở cây nến thứ hai (cây nến giảm) và vấp phải làn sóng lệnh Buy ngược đối ứng khiến thị trường lại tiếp tục tăng, như vậy lệnh của họ sẽ lỗ. Làm thế nào để những trader sử dụng mô hình Dark Cloud Cover giải quyết vấn đề này? Và câu trả lời là: Giống như mọi mô hình khác, họ phải kiểm định.

Điều này không khác gì với việc tung ra một chiến dịch tiếp thị để bán một kho chứa đầy hàng hóa. Các mặt hàng không chỉ phải được định giá chính xác mà còn phải đảm bảo thị trường dễ tiếp nhận, chuẩn bị sẵn sàng mua vào. Theo đó, một chiến dịch tiếp thị kiểm định nhỏ được thực hiện để xác nhận xem chúng ta có đang nắm đúng sản phẩm với giá phù hợp và với thông điệp tiếp thị phù hợp để bán được số lượng lớn hay không.

Những trader khi giao dịch theo một mô hình đảo chiều thì cũng cần kiểm định. Ở giai đoạn này, họ thường đợi thêm một cây nến sau mô hình để xác nhận xem động lực mua đã hết hay chưa. Nếu phe mua vẫn còn tàn dư và đẩy cây nến sau mô hình thành cây nến xanh, thì chúng ta chưa nên vào lệnh ngay. Còn nếu phe mua đã cạn kiệt, phe bán đẩy giá cây nến xuống dưới đáy của cây nến xanh thứ nhất, thì chúng ta hãy mở lệnh Sell vì lúc này gần như chắc chắn động lượng mua đã cạn kiệt.

Cách vào lệnh thứ hai sẽ an toàn và chắc chắn hơn tuy nhiên tỷ lệ Risk/Reward sẽ không hấp dẫn bằng cách vào lệnh thứ nhất.

Xác định điểm chốt lời và cắt lỗ (Stop loss và Take profit)

Sau khi bạn đã biết cách xác định điểm entry với mô hình nến Dark Cloud Cover, bạn sẽ cần phải có các mức cắt lỗ và chốt lời cho các giao dịch của mình.

Điểm cắt lỗ (Stop Loss):

Điểm cắt lỗ là mức giá mà bạn sẽ đóng lệnh giao dịch nếu giá đi ngược lại với những dự đoán của bạn. Để xác định điểm cắt lỗ cho một giao dịch dựa trên mô hình Dark Cloud Cover, bạn nên đặt nó ngay phía trên mức cao nhất của thanh nến thứ hai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình Dark Cloud Cover thường sẽ bị phá vỡ nếu mức đỉnh của mô hình bị phá vỡ, do đó chúng ta nên đặt cắt lỗ ngay trên đỉnh vừa tạo ra.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thoát lệnh giao dịch Forex thành công 

Điểm chốt lời (Take Profit):

Điểm chốt lời là mức giá mà bạn sẽ đóng lệnh nếu giá di chuyển có lợi cho bạn. Để xác định mức chốt lời cho một giao dịch dựa trên mô hình Dark Cloud Cover, bạn nên đặt nó ở các vùng hỗ trợ bên dưới hoặc theo tỷ lệ Risk:Reward hợp lý.

Hãy quan sát ví dụ sau:

Ứng dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong thị trường Forex, Coin

Điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời (Nguồn: Internet)

Trong ví dụ trên, VnRebates đã vào lệnh bằng cách thứ nhất – cách vào lệnh tiêu chuẩn với Mô hình Dark Cloud Cover, và đặt điểm Stop Loss ở phía trên mức cao nhất của mô hình, đồng thời đặt điểm Take Profit theo tỷ lệ R:R.

Các bạn cũng có thể quan sát thấy hành động của các traders ẩn sau các biến động của hành động giá.

  • Đầu tiên, chúng ta thấy trước khi xuất hiện Dark Cloud Cover, một xu hướng tăng rất mạnh đã diễn ra và ở trước thời điểm xuất hiện Dark Cloud Cover, đã có một sự phục hồi nhẹ. Nhưng dường như phe bán vẫn chưa mặn mà với điểm vào lệnh này.
  • Ngay sau đó, phe mua tiếp tục vào cuộc và đẩy tỷ giá tăng thêm khoảng 100pips nữa.
  • Ngay sau khi xuất hiện Dark Cloud Cover, một nến Hanging Man xuất hiện. Hanging Man báo hiệu rằng vẫn còn có một lượng cầu vẫn đang tham gia thị trường với mong muốn đẩy tỷ giá lên cao nữa nhưng không thành công.
  • Sau tín hiệu Hanging Man là một nến Bearish Spinning Top. Cho thấy sự tranh chấp dữ dội giữa phe mua và phe bán.
  • Cuối cùng, phe mua bỏ cuộc. Họ chốt lời và chuyển vị thế từ Mua sang Bán, Được sự đồng thuận giữa Chốt lời và củng cố thêm các tín hiệu bán xuống, xu hướng giảm bắt đầu hình thành.
  • Thực tế, sau khi xuất hiện Dark Cloud Cover ở vị trí này, giá đi xuống rất sâu thêm vài trăm Pips nữa. Và chừng đó cũng đã mang về một khoản lợi nhuận lớn cho các traders.

Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Dark Cloud Cover trader nên biết

Sau đây là một số lưu ý khi giao dịch với mô hình Dark Cloud Cover:

  1. Mức độ xâm nhập của giá đóng cửa thân cây nến đỏ vào thân cây nến xanh trước đó càng lớn, xác suất giá sẽ đảo chiều càng cao. Thân nến đỏ của mẫu hình Dark Cloud Cover chỉ xâm nhập một phần thân nến xanh. Nếu thân nến đỏ bao trùm toàn bộ thân nến trắng của phiên trước thì một mẫu hình Engulfing giảm giá xuất hiện. Vì vậy, một mẫu hình Engulfing giảm giá có ý nghĩa đảo chiều mạnh hơn Dark Cloud Cover.
  2. Trong một xu hướng tăng giá kéo dài, nếu có một cây nến trắng mạnh mẽ – mở ở giá thấp (không có bóng dưới), đóng ở giá cao (không có bóng trên), và phiên sau là một thân nến đen dài, mở ở giá cao và đóng ở giá thấp, sau đó sẽ xuất hiện phiên giảm mạnh, không có bóng trên và bóng dưới.
  3. Nếu thân nến thứ hai (thân nến đen) của mẫu hình Dark Cloud Cover có giá mở ở trên một mức kháng cự mạnh và sau đó rớt, nó chứng minh rằng phe mua không thể điều khiển được thị trường.
  4. Nếu vào đầu phiên thứ hai có một khối lượng giao dịch rất lớn, tình trạng quá mua có thể đã xuất hiện. Ví dụ, khối lượng giao dịch rất lớn tại một mức giá mở cao mới có thể có nghĩa rằng nhiều người mua mới đã quyết định nhảy lên tàu. Rồi sau đó thị trường bán tháo. Có lẽ sẽ không quá lâu trước khi đám đông những người mua mới hiểu ra rằng con tàu mà họ nhảy lên là tàu Titanic.
  5. Đối với những trader giao dịch thị trường tương lai, khối lượng giao dịch cực lớn cũng là một tín hiệu cảnh báo khác.
  6. Volume giao dịch tại thời điểm mở phiên của cây nến thứ 2 tương đối lớn. Nguyên nhân vì một bộ phận lớn các trader đã sập bẫy nhưng vẫn có thể thoát lệnh.
  7. Thực tế, khi mô hình Dark Cloud Cover được hình thành, thị trường vẫn đang dao động trong xu hướng tăng.
  8. Mô hình Mây đen che phủ sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi đường giá di chuyển vào vùng quá mua. Khi đó, các nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác như chỉ báo Stochastic, RSI… để tăng cao độ chính xác cho giao dịch.
  9. Đặc biệt khi mô hình xuất hiện ở khu vực ngưỡng kháng cự, tín hiệu đảo chiều giảm giá tỏ ra cực kỳ đáng tin cậy và an toàn.
  10. Không nên thực hiện giao dịch với mô hình Dark Cloud Cover khi giá đang trong giai đoạn Sideway (đi ngang) hoặc không có xu hướng rõ ràng.

Ngoài ra còn có một số mẹo và chiến lược để tối đa hóa hiệu quả của mô hình nến Dark Cloud Cover:

  • Sử dụng các chỉ báo bổ sung: Mặc dù mô hình Dark Cloud Cover là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đảo chiều, nhưng bạn nên sử dụng các chỉ báo bổ sung để tăng thêm tính chính xác cho việc vào lệnh. Các chỉ báo bổ sung này sẽ bao gồm các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động hoặc đường xu hướng hoặc các chỉ báo cơ bản như sự kiện tin tức hoặc dữ liệu kinh tế.
  • Sử dụng cách quản lý rủi ro phù hợp: Việc sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro phù hợp khi giao dịch với mẫu Dark Cloud Cover là một điều cần thiết với mỗi trader. Việc này bao gồm thiết lập các mức cắt lỗ và chốt lời thích hợp, cũng như sử dụng quy mô vị thế phù hợp và tỷ lệ Risk:Reward.
  • Thực hành với tài khoản demo: Trước khi sử dụng mô hình Dark Cloud Cover bằng tiền thật, bạn nên thực hành với tài khoản demo. Điều này sẽ cho phép bạn có được kinh nghiệm và sự tự tin khi sử dụng mô hình mà không gặp rủi ro về tiền thật.

>> Cùng xem thêm:

  • Các mô hình nến nâng cao hiếm gặp
  • Các mô hình nến Price Action quan trọng trader cần nắm vững 
  • Chiến thuật 3 cây nến trong Forex là gì?
  • Cách giao dịch với mô hình 3 con quạ đen

Tổng kết

Như vậy là VnRebates đã giới thiệu những thông tin quan trọng và chiến lược giao dịch với mô hình Dark Cloud Cover. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu về mô hình Dark Cloud Cover và cách sử dụng mô hình này trong việc đầu tư trên thị trường Forex cũng như Coin, từ đó có những kiến thức cần thiết để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất. 

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.