Note

Đơn giản hóa cách giao dịch với Bollinger Bands

· Views 149

Cấu trúc của chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là một công cụ hết sức phổ biến hiện nay, nó kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983 để đo lường sự biến động giá của thị trường,

Để tăng độ hiệu quả trong giao dịch thì Bollinger Bands cần kết hợp với chỉ báo về xu hướng cơ bản khác như chỉ báo stochastics, đường trung bình – moving average hội tụ và phân kì. Đối với dải Bollinger Bands, nó có tác dụng thể hiện những thay đổi hiện tại với những biến động theo thị trường, khẳng định xu hướng, cảnh báo về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng, các giai đoạn củng cố, sự biến động tăng trưởng đột phá, nhưng cũng chỉ đến cực đại và cực tiểu trong phạm vi cục bộ. Về thành phần cấu trúc, Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, hình thành nên 2 dải biên trên và dưới.

 Thành phần cấu trúc của chỉ báo Bollinger Bands, đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20). Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20). Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20).

Đơn giản hóa cách giao dịch với Bollinger Bands
Công cụ chỉ báo Bollinger Bands sau khi cài đặt trong thực tế.

Cách sử dụng Bollinger Bands

Nhiều cách sử dụng Bollinger Bands, nhưng cách hoạt động khá đơn giản khi các nhà đầu tư sẽ phải mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của Bollinger Bands.

Để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta nên chờ xem khi đường giá di chuyển ra ngoài đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống của các nhà đầu tư.

Có 3 phương pháp ứng dụng Bollinger Bands vào giao dịch đơn giản và phổ biến nhất là:

  • Giao dịch khi giá trong biên Bollinger Bands.
  • Giao dịch khi giá tại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của xu hướng.
  • Giao dịch khi Bollinger Bands xuất hiện nút thắt cổ chai.

Tuy có rất nhiều chiến lược giao dịch sử dụng Bollinger Bands khác nhau, nhưng còn tùy thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi trader

Giao dịch khi giá trong biên của hai dải Bollinger Bands

Cách này khá đơn giản, có thể nó là đơn giản nhất, các trader thường mua khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands, ngược lại nhà đầu tư bán hoặc bắt đầu bán khi đường giá nằm ngoài dải trên của chỉ báo này.

Dựa vào nguyên tắc giá thường hoạt động chủ yếu trong khoảng giữa biên trên và biên dưới của Bollinger Bands, có xu hướng xoay quanh đường SMA(20), thông thường ít khi đường giá di chuyển ra khỏi Bollinger Bands, nên cách ứng dụng này khá đơn giản.

  • Buy signals: Chúng ta Buy khi giá chạm biên dưới (Lower Band) của chỉ báo.
  • Sell signals: Chúng ta Sell khi giá chạm biên trên (Upper Band) của chỉ báo.

Như hình dưới là một ví dụ:

Đơn giản hóa cách giao dịch với Bollinger Bands
Các mũi tên xanh và cam báo hiệu các tín hiệu mua và bán khá đơn giản.

Cũng nên chấp nhận rủi ro khi vào lệnh giao dịch mua hay bán khi giá chỉ chạm vào các dải biên trên hay biên dưới của Bollinger Bands, vì thực tế có thể cho thấy bạn sẽ phải chịu một khoảng Stop Loss khá xa khi mà nó đi ngược xu hướng dự đoán của chúng ta.

Thông thường chúng ta nên chờ khi đường giá di chuyển nằm ngoài biên trên hoặc dưới của Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nằm bên trong Bollinger Bands thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh, vì đây là cách để hạn chế thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn, việc này giảm thiểu rủi ro của chúng ta rất nhiều.

Giao dịch kết hợp Bollinger Bands kết hợp xu hướng

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi bạn cao hơn, đó là bạn cần xác định được đâu là mức hộ trợ và kháng cự, và bên cạnh đó là phải biết kết hợp được với xu hướng.

Khi đó kết hợp với dải Bollinger Bands để cho các tín hiệu giao dịch chuẩn xác hơn.

  • Buy signals: vào lệnh Buy khi giá nằm ở biên dưới của Bollinger Bands, cộng với gần đường xu hướng tăng.
  • Sell signals: vào lệnh Sell khi giá nằm ở biên trên của Bollinger Bands, cộng với gần đường xu hướng giảm.
Đơn giản hóa cách giao dịch với Bollinger Bands
Giao dịch Bollinger Bands kết hợp với xu hướng.

Một khi xác định được xu hướng, và khi xu hướng tăng mạnh, giá tăng mạnh khi giá luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands (khoảng giữa biên trên và đường SMA20), và ngược lại khi xu hướng giảm mạnh, giá giảm mạnh khi giá luôn nằm ở nửa dưới của Bollinger Bands (Khoảng giữa của đường SMA20 và biên dưới của Bollinger Bands), lúc này chính là lúc ta tìm kiếm một cơ hội tốt để giao dịch.

Sau khi giá đột ngột di chuyển nhanh thì đường giá có khuynh hướng điều chỉnh về đường xu hướng, và khi đường giá bình ổn tức giá mức biến động giá nhỏ, lúc này dải BB co hẹp lại.

Khi Upper Band và Lower Band co thắt lại thì đó là dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự biến động giá mạnh trong tương lai sắp tới, lúc này chúng ta kết hợp với đường xu hướng thì khả năng sẽ cao hơn.

Giao dịch khi Bollinger Bands bó hẹp lại

Một hiện tượng phổ biến của công cụ chỉ báo này đó là hiện tượng thắt nút cổ chai.

Khi biên trên và biên dưới co lại với nhau tạo thành hình nút thắt cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo sẽ có một sự biến động giá mạnh trong tương lai gần sắp tới, giai đoạn cổ chai này còn được gọi là giai đoạn sideway.

Khi bands mở ra, giá sẽ đi vào biên trên hoặc biên dưới của Bollinger Bands, đó cũng chính là xu hướng mới sắp được hình thành. Còn trong giai đoạn sideway, thì khi giá chạm biên trên sẽ đi xuống và ngược lại, giá chạm biên dưới sẽ đi lên.

  • Sell: chúng ta mua khi giá đóng cửa ở biên trên của Bollinger Bands trong giai đoạn thắt nút cổ chai.
  • Buy: chúng ta mua khi giá đóng cửa ở biên dưới của Bollinger Bands trong giai đoạn thắt nút cổ chai.

Như hình dưới là một ví dụ của cặp ngoại hối EURAUD.

Đơn giản hóa cách giao dịch với Bollinger Bands
Thắt nút cổ chai của Bollinger Bands được ứng dụng khá phổ biến cho giao dịch sideway.

Thông thường sau khi giá liên tiếp biến động mạnh sẽ tao ra việc mở rộng dải BB, giai đoạn thị trường một chiều.

Ngay lập tức sau đó, thị trường sẽ điều chỉnh lại và đường giá có khuynh hướng trở về trạng thái củng cố và sẽ trở thành kém dao động, lúc này các thành phần của Bollinger Bands ở cách xa nhau thì đường giá có khả năng trong tương lai sẽ bị thắt chặt lại thành hình dạng thắt nút cổ chai.

Trên là các cách ứng dụng Bollinger Bands để làm cho các kế hoạch giao dịch của bạn trở nên tốt hơn, nhưng trong thực tế để ứng dụng tốt Bollinger Bands, các bạn cũng đừng quên xem các tin tức các sự kiện của lịch kinh tế để tranh những lúc thị trường biến động mạnh, làm các tín hiệu theo Bollinger Bands không còn chính xác.

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

cảm ơn ad

-THE END-