Note

Có thể chọn ra KHUNG THỜI GIAN tốt nhất để giao dịch bằng cách nào? Đây là tiết lộ của nữ Forex trader Kathy Lien...

Verified Media
· Views 152
Sự thật mất lòng, nhưng đây là những gì tôi đã làm để kiếm lợi nhuận trên thị trường...
Những điều trần tục và nhỏ nhặt này có thể nuốt chửng tài khoản giao dịch của trader!
 

(Sách Kinh Điển) Trading In The Zone - Sách Top 1 Thế giới về Quản trị tâm lý, cảm xúc và kỷ luật trong Đầu tư/Trading

FinFin.vn
Xem chi tiết
 
Xin chào cả nhà!

Hôm nay chúng ta sẽ cùng "bóc băng" một video clip của Kathy Lien chia sẻ về cách chọn khung thời gian tốt nhất để giao dịch nhé!


Xin chào mọi người! Tôi là Kathy Lien đây!

Tôi nhận được rất nhiều email từ các trader mới và một trong những câu hỏi phổ biến nhất tôi được hỏi ít nhất một lần một tuần chính là "Khung thời gian/ chart nào tốt nhất để giao dịch? H1? H4? M15 hay M5?"

Những trader nào muốn thực hiện các giao dịch swing trade dài hạn thường biết rằng họ muốn tập trung chủ yếu vào biểu đồ khung D1. Nhưng bất kỳ ai tìm kiếm các giao dịch ngắn hạn hơn có thể gặp khó khăn trong việc chọn khung thời gian phù hợp để sử dụng.

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta buộc phải hiểu sự khác nhau giữa những khung thời gian này.

Hãy cùng bắt đầu với chart khung H4.

Trong mỗi chu kỳ 24 giờ, chúng ta có 6 cây nến trong khung H4 và biểu đồ khung H4 chiếm khoảng một nửa phiên giao dịch, hoặc một chu kỳ 8 giờ. Biểu đồ khung H4 là hoàn hảo với những trader muốn nắm bắt những động thái lớn, từ 60 đến 100, hoặc 120 pips, và sẵn sàng đặt stoploss với 50, 60, 70 pips, hoặc thậm chí nhiều hơn thế nếu bạn đang giao dịch các cặp chéo với đồng bảng Anh.

Giao dịch biểu đồ khung H4 đòi hỏi sự kiên nhẫn, bởi vì bạn phải mất 4 giờ để chờ cây nến được hình thành. Đây là khung thời gian tuyệt vời để giao dịch cho những ai không có nhiều thời gian rảnh, chẳng hạn như bác sĩ, luật sư,... bạn biết đấy, những ai không thể luôn có mặt trước màn hình máy tính và muốn kiểm tra các giao dịch của họ chỉ 2 hoặc 3 lần một ngày (ví dụ như một lần vào buổi sáng, một lần vào giữa ngày và một lần vào buổi tối).

Để dễ hình dung, đây là biểu đồ USD.


Phải mất một thời gian dài để cú breakout xảy ra. Và một khi giá đã phá vỡ, thì theo nghĩa đen, phải mất từ 5-6 giờ để động thái diễn ra, đó là một khoảng thời gian không hề ngắn. Biểu đồ khung H4 không phải là sự lựa chọn tốt để giao dịch đối với những ai có khoảng chú ý ngắn hạn - những người không thể chịu được 30-40 pips chống lại họ và cảm thấy cần phải kiểm tra báo giá cứ mỗi 30 phút hoặc 1 tiếng, hoặc thậm chí ngắn hơn một lần.


Biểu đồ khung H1 sẽ phù hợp để giao dịch đối với những ai ít có sự kiên nhẫn hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn, và lý tưởng nhất là muốn vào hoặc thoát lệnh trong vòng vài giờ, nhiều nhất là một hoặc hai phiên giao dịch.

Biểu đồ khung H1 chứa nhiều thông tin hơn biểu đồ khung M15 và nó ít có độ trễ hơn biểu đồ khung H4. Điều tôi thích ở biểu đồ khung H1 là nó đủ ngắn để phản ánh động lượng hiện tại của thị trường và đủ dài để làm mượt volatility (độ biến động). Nếu thị trường rung lắc với những cú swing dữ dội, thì cuộc chiến giữa phe Bò và phe Gấu thường sẽ ổn định vào thời điểm cây nến 1 giờ đóng cửa. Vì vậy, bạn sẽ không bị cuốn vào các đợt tăng hoặc giảm đột ngột với biểu đồ khung H1. Bạn có thể đi theo các động thái với điểm stoploss chặt hơn. Cá nhân tôi, tôi giao dịch biểu đồ khung H1 vì lý do này. Tôi giao dịch động lượng hiện có theo hướng đi của động thái thực sự trong phiên Á và phiên Mỹ. Đó chính xác là chiến lược của tôi (chiến lược ZIP).


Bây giờ, tôi cũng nhìn vào các khung thời gian khác để đảm bảo sẽ không có đường trung bình động quan trọng nào hỗ trợ hoặc tạo cản trên đường đi, nhưng các giao dịch của tôi luôn được kích hoạt trên biểu đồ khung H1.

Vào thứ Năm, giao dịch EURNZD là một ví dụ hoàn hảo về cách biểu đồ khung H1 làm mượt volatility trong khi báo hiệu hướng đi. Thường sẽ có một chút động lượng vào đầu phiên Mỹ cho bạn. Các giao dịch trong phiên Mỹ của tôi xuất hiện vào khoảng 6 hoặc 10 giờ sáng (theo giờ GMT).


Bạn có thể thấy trong biểu đồ EURNZD này, ngay trước khi phiên Mỹ mở cửa, có rất nhiều volatility với các cây nến mua và bán (những cây nến màu trắng với phông nền xanh và đỏ). Nhưng ngay khi phiên Mỹ mở cửa, rõ ràng là phe Gấu đã chiến thắng áp đảo.

Tôi không chỉ có 2 cây nến Sell theo chiến lược ZIP, mà còn là một động thái được xác nhận nằm bên dưới đường Zip indicator (màu xanh dương) kết hợp với đáy thấp dần và đỉnh thấp dần - báo hiệu rằng đợt selloff sắp diễn ra vào lúc phiên Mỹ mở cửa. Vì thế, tôi đã short cặp EURNZD và boom.... một cú trade ngắn hạn tuyệt đẹp!

Tất nhiên, nếu bạn đã xem các video khác của tôi, bạn sẽ biết rằng, các yếu tố cơ bản (fundamentals) cũng rất quan trọng đối với tôi. Và một trong những lý do chính tại sao tôi lại sell cặp tiền này là bởi doanh số bán lẻ của Đức và dữ liệu PPI của khu vực đồng tiền chung châu Âu bất ngờ đi xuống, trong khi dữ liệu thương mại New Zealand thì bất ngờ đi lên. Vậy, chúng ta đã có sự hỗ trợ của cả yếu tố cơ bản lẫn kỹ thuật.

Vào tối thứ Hai (tức là sáng thứ Ba tại châu Á), tôi đã mua CAD vào lúc phiên Á mở cửa. Biểu đồ khung H1 cho thấy đồng CAD đóng phiên Mỹ ngay tại đỉnh của nó và với sự tiếp diễn xu hướng tăng vào những giờ đầu phiên Á.


CADJPY đã ở trong vùng mua của chiến lược ZIP, tức là khi cặp tiền giao dịch phía trên đường indicator và phông nền phía sau là màu xanh. Theo các khía cạnh cơ bản, lý do mua là bởi động thái nâng lãi suất. Tôi kỳ vọng ngân hàng trung ương Canada (BoC) sẽ nâng 50 điểm cơ bản và đối với dữ liệu GDP của Canada, kết quả được công bố sau đó cũng rất mạnh mẽ. Dow Futures cũng tăng mạnh, tức là ủng hộ cho phe mua cặp USDJPY. Vì thế, tôi đã vào lệnh và đó dễ dàng là một chiến thắng nhanh chóng.


Biểu đồ khung M15 là một khung thời gian để day trader giao dịch - những ai muốn chart hiển thị xu hướng sạch hơn và triển vọng rõ hơn. Nó cung cấp ít thông tin chi tiết hơn biểu đồ M1 hoặc M5, nhưng vẫn cung cấp rõ ràng các cơ hội giao dịch trong ngắn hạn. Chart M15 phù hợp với những day trader thong thả hơn, những người vẫn muốn theo dõi màn hình trong suốt thời gian họ giao dịch. Tuy nhiên, bởi vì có ít cơ hội giao dịch trên chart M15 hơn, nên bạn sẽ nắm giữ nhiều vị thế hơn trên chart M5 hoặc M1. Ví dụ, mục tiêu 20-40 pips có thể phù hợp với tỷ lệ R:R là 1:1, tất nhiên chỉ hiệu quả nếu bạn có một chiến lược với winrate cao.


Biểu đồ khung M1 hoặc M5 phù hợp với những trader cần rất nhiều sự kiểm soát, những người không có đủ kiên nhẫn để ở trong bất kỳ giao dịch nào - "Tôi muốn vào và thoát lệnh nhanh chóng". Đó là khung thời gian mà người đồng đội của tôi - Boris Schlosberg - chọn để giao dịch.

Nói tóm lại, khung thời gian tốt nhất để giao dịch thực sự phụ thuộc vào tính cách và sở thích của bạn. Bạn có thể kiếm tiền bằng cách trading với bất kỳ khung thời gian nào. Quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản thân mình...

Nếu bạn cảm thấy mình đang kiểm tra báo giá vài phút một lần, thì biểu đồ khung H4 thực sự không phù hợp với bạn, vì giao dịch khung thời gian này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kể cả khi bạn nghĩ bạn là người kiên nhẫn, thì cũng chưa chắc đâu!

Nếu bạn mở biểu đồ khung M5 lên và sau đó đi làm trong suốt phần còn lại của ngày, thì đó thực sự không phải là khung thời gian thích hợp dành cho bạn, bởi vì sẽ có rất nhiều điều có thể xảy ra và thông thường, chart M5 sẽ đi kèm với một tỷ lệ R:R rất chặt chẽ.

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà
 
 

(Sách Trading Hay) Nhật ký Trading thực chiến của Phù Thủy Trader 50 năm trading - lợi nhuận 68%/năm

FinFin.vn
Xem chi tiết
 

Paul Tudor Jones - Nhà quản lý quỹ huyền thoại và 4 bí thuật giúp ông được mệnh danh là "Phù thuỷ thị trường"...

Điều gì tách biệt một TRADER với CON BẠC? Câu trả lời nằm ở "No Trading Zone" (Vùng Không Giao Dịch)!

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
 
 

(Sách Kinh Điển) Trading In The Zone - Sách Top 1 Thế giới về Quản trị tâm lý, cảm xúc và kỷ luật trong Đầu tư/Trading

FinFin.vn
Xem chi tiết
 
 

(Sách Trading Hay) Nhật ký Trading thực chiến của Phù Thủy Trader 50 năm trading - lợi nhuận 68%/năm

FinFin.vn
Xem chi tiết
 

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

cảm ơn chia sẻ hữu ích quá

-THE END-