Note

8 Mô hình giá Price Action nâng cao- Phần tiếp theo

· Views 83

8 Mô hình giá Price Action nâng cao- Phần tiếp theo.

Chủ đề Price Action nâng cao sẽ được tiếp tục với các mô hình còn lại trong chuỗi 8 mô hình nến Price Action ứng dụng thị trường ngoại hối, chứng khoán.

Mô hình tiếp theo chúng ta học là mô hình nến xu hướng thất bại.

Ý tưởng của mô hình này là tận dụng sai lầm của những người thích giao dịch ngược với xu hướng của thị trường để vào lệnh với xác suất chiến thắng cao hơn.

Xem lại bài trước: 8 Mô hình giá Price Action nâng cao

TẠI SAO LẠI CÓ MÔ HÌNH NẾN XU HƯỚNG THẤT BẠI ?

Chúng ta thường được dạy rằng: phải đi theo xu hướng. Chỉ mua trong xu hướng tăng, hoặc chỉ Long khi có xu hướng tăng, Short khi xu hướng giảm rõ ràng và không được làm ngược lại. Thế nhưng có rất nhiều trader rất thích đi ngược với xu hướng thị trường: bán trong xu hướng tăng và bắt đáy trong xu hướng giảm. Thật không may là họ thường thua lỗ nhưng đó lại là điều may mắn cho những ai biết tận dụng điều đó để biến thành cơ hội tuyệt vời.

Tận dụng bằng cách nào, bạn thử nghĩ xem nhé, giả sử thị trường đang có xu hướng tăng, và những người thích đánh ngược xu hướng họ lại đi Short, đến khi giá không giảm mà lại tăng tiếp thì toàn bộ những người Short lúc đầu họ sẽ cắt lỗ bằng cách Buy lại hết, mà những lệnh Buy đó sẽ tạo xung lượng tăng giá (momentum) cực lớn để đẩy giá đi lên, từ đó mà chúng ta nương theo mà đặt lệnh BUY.

Do đó, ý tưởng tận dụng sự thất bại của các trader đánh ngược xu hướng đã hình thành nên setup/ mô hình có tên là “nến xu hướng thất bại”.

Để mua bán theo mô hình này thành công, chúng ta cần có 2 yếu tố sau:

+ Nhiều nhà đầu tư đang đi ngược hướng

+ Họ buộc phải cắt lỗ, đồng loạt thoái lệnh.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT KHI NÀO ĐA SỐ NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG ĐI NGƯỢC XU HƯỚNG ?

Trong một xu hướng, ví dụ xu hướng tăng, dấu hiệu để biết đám đông nhỏ lẻ đi ngược với xu hướng (bắt đỉnh) chính là cây nến giảm mạnh (nếu xét thêm volume, thì volume không cao). Cây nến giảm mạnh này có giá mở cửa bằng với đỉnh hoặc gần đỉnh và có giá đóng cửa bằng đáy hoặc gần đáy (nến Marubozu).

Cây nến giảm trong xu hướng tăng ở khung Daily lại là xu hướng giảm trong khung nhỏ hơn (H1, hoặc M15), vì thế mà ta gọi đó là nến xu hướng.

Ngược lại, để tìm những người đi ngược với xu hướng giảm, ta chú ý đến những cây nến tăng mạnh.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ ĐI NGƯỢC XU HƯỚNG ĐANG PHẢI CẮT LỖ ?

Khi giá không đi như kỳ vọng của họ mà đi ngược lại. Ví dụ trong xu hướng tăng, cây nến giảm mạnh thể hiện lực bán xuống của những nhà đầu tư nhỏ lẻ đi ngược hướng, nhưng sau cây nến đó, thị trường không giảm nữa, thậm chí còn bật ngược tăng trở lại.

Một khi nhận thấy sự sai lầm, họ sẽ lập tức thoát lệnh Short ngay, điều này làm giá tăng mạnh hơn. Đó là lúc chúng ta đang mong đợi.

Đó là lý do tại sao gọi mô hình này là “nến xu hướng thất bại”.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM RA NẾN XU HƯỚNG THẤT BẠI ?

Đầu tiên bạn phải nhận biết đâu là nến xu hướng (khác với nến không xu hướng):

Nến xu hướng được định nghĩa là thân (khoảng cách giữa giá đóng cửa và mở cửa) phải lớn hơn 1 nửa toàn bộ chiều dài nến.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÀO CHIẾN LƯỢC MUA BÁN

Setup cho lệnh mua

1. Nến giảm khá nhỏ không thể hiện được đám đông đang đi ngược hướng

2. Nến xu hướng xuất hiện khi giảm rất mạnh so với cây tăng trước đó.

3. Nến không xu hướng xuất hiện cho thấy đám đông bán tháo đã sai, giá không còn giảm tiếp nữa.

4. Đặt lệnh chờ mua tại đỉnh cây nến không xu hướng.

5. Trường hợp cây nến nến tiếp theo không lên đến giá chờ mua thì hủy lệnh ngày.

Setup cho lệnh bán

Tương tự như trong trường hợp mua. Setup này rất có lợi cho những ai trade ngoại hối.

1. Ba cây nến xu hướng tăng khá là mạnh

2. Cây nến tiếp theo ban đầu đi lên nhưng cuối cùng lại là cây nến không xu hướng.

3. Đặt lệnh chờ bán bên dưới cây nến không xu hướng.

4. Cây tiếp theo nếu không khớp lệnh thì phải hủy ngay.

Sau đây là một ví dụ thực tế cho việc mua cổ phiếu NAF với giá cực kỳ hợp lý bằng mô hình nến xu hướng thất bại.

MÔ HÌNH GIẢM DẦN LÀ GÌ? TẠI SAO LẠI CÓ MÔ HÌNH GIẢM DẦN?

Mô hình này chính là tấm gương phản ánh tâm tư của nhà đầu tư mới vào nghề rất rõ ràng. Những nhà đầu tư mới thường có xu hướng lao theo những đợt tăng giá khủng khiếp. Ví dụ khi một cặp tiền nào đó tăng giá quá mạnh, họ mua thêm mua thêm và cố gắng mua nhiều hơn nữa vì nghĩ rằng giá chắc chắn sẽ tăng tiếp trong tương lai. Điều này làm cho giá bị đẩy lên một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Ngược lại, khi giá cặp tiền đang giảm, các nhà đầu tư mới thường sẽ bị hoảng loạn, họ sẽ bán tống bán tháo vì nghĩ rằng giá còn giảm nữa khiến giá đã giảm, nay còn giảm mạnh hơn.

Đây là khi giá vụt lên một cách nhanh và mạnh. Trong trường hợp nay, phe mua sẽ càng tự tin mua nhiều hơn nữa vì giá đang cho dấu hiệu tăng rất tốt.

Nhưng sẽ có lúc giá tăng mạnh nhưng lại có dấu hiệu giảm khiến phe mua chùng chân và sợ hãi:

Rõ ràng trong hình này, sức mua đã giảm thấy rõ. Nhờ 2 đặc điểm này mà chúng ta có thể phát hiện ra lực mua đã cạn:

+ Giá tăng lên, đỉnh của cây nến sau cao hơn đỉnh của cây nến trước

+ Nhưng khoảng cách giữa các đỉnh có vẻ bị ngắn dần khi nến càng lên cao. Đó chính là tín hiệu lực mua sắp cạn kiệt.

Khi nhìn thấy sự cạn kiệt đó, sẽ có một bộ phận không nhỏ bên phe mua sợ hãi và lập tức chốt lời, vô tình đã tạo ra áp lực bán và làm cho lực tăng trước đó càng ngày càng yếu, thậm chí là bị triệt tiêu. Đó chính là cơ hội mà chúng ta cần tìm.

VÀO LỆNH VỚI MÔ HÌNH GIẢM DẦN

Trước tiên chúng ta phải tìm cho ra mô hình giảm dần trong đồ thị. Có hai loại mô hình:

+ Giảm dần tăng cho đảo chiều giảm (lệnh SELL / SHORT)

+ Giảm dần giảm cho đảo chiều tăng (Lệnh BUY / LONG)

Về cơ bản, chúng ta cần ít nhất 3 cây nến liên tiếp thể hiện sự thu hẹp khoảng cách giữa đỉnh cao nhất với sự phá vỡ cây nến trước đó.

Điểm cao nhất của cây nến cuối cùng chính là đường giới hạn.

Đối với setup giảm dần trong xu hướng giảm thì ngược lại nhé.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÀO CHIẾN LƯỢC MUA BÁN

Setup cho lệnh mua

1. Xuất hiện mô hình giảm dần với khoảng cách từ đáy đến điểm phá vỡ giảm dần và xuất hiện một cây nến tăng đảo chiều con sóng giảm trước đó.

2. Đặt lệnh chờ mua hoặc mua khi giá vượt qua đỉnh của cây nến xanh.

3. Nếu giá quay đầu giảm và xuyên thủng đường giới hạn thì phải cắt lệnh ngay vì mô hình đã không còn hiệu lực nữa.

Setup cho lệnh bán

1. Xuất hiện mô hình giảm dần với khoảng cách từ đỉnh đến điểm phá vỡ giảm dần và xuất hiện một cây nến doji đảo chiều con sóng tăng trước đó.

2. Đặt lệnh chờ bán hoặc bán khi giá vượt qua đáy của cây nến doji.

3. Nếu giá quay đầu tăng và xuyên thủng đường giới hạn thì phải cắt lệnh ngay vì mô hình đã không còn hiệu lực nữa.

Lưu ý: để tăng hiệu quả của mô hình, chúng ta cần:

+ Chỉ mua / bán (Long / Short) theo xu hướng chính, không giao dịch ngược chiều

+ Kết hợp thêm các vùng giằng co hoặc trendline vì chúng cản giá và làm giá đảo chiều rất mạnh.

Sau đây là một số ví dụ thực tế cho chứng khoán cơ sở và phái sinh:

Hai điểm mua rất tốt cho cổ phiếu HDG

Với phái sinh thì mô hình này xuất hiện khá nhiều​

MÔ HÌNH VÙNG LO LẮNG LÀ GÌ ? TẠI SAO LẠI CÓ MÔ HÌNH VÙNG LO LẮNG ?

Nghe tên là anh em đã hiểu mô hình này thể hiện điều gì rồi đúng không nào? Đúng là nó thể hiện sự lo lắng của đám đông khi cảm thấy mình đã nhảy vào thị trường sai thời điểm và ngược xu hướng.

Vùng lo lắng xuất hiện khi có một tín hiệu đảo chiều nào đó trong một xu hướng đang diễn ra rất bền vững, và đám đông nhỏ lẻ có ý định muốn giao dịch ngược chiều với xu hướng đó nhưng giá không đi như ý muốn mà cứ loay hoay mãi trong một vùng, vùng đó được gọi là vùng lo lắng. Và nhiệm vụ của chúng ta là đi tìm mô hình vùng lo lắng đó trên đồ thị giá.

LÀM SAO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC VÙNG LO LẮNG?

Về nguyên tắc, trước hết thị trường phải đang có một xu hướng cụ thể, hoặc xu hướng tăng, hoặc xu hướng giảm rõ ràng.

Thứ hai, giá đột nhiên xuất hiện tín hiệu đảo chiều (xuất hiện tín hiệu đánh ngược hướng), những tín hiệu đó thường là những tín hiệu đã được học ở các bài trước (mô hình phá vỡ vùng giằng co, nến xu hướng thất bại, giảm dần,…)

Dựa vào nguyên tắc này, chúng ta sẽ có hai bước để xác định được vùng lo lắng và giao dịch theo mô hình này.

1. Trong xu hướng tăng, tìm một mô hình đảo chiều giảm (mô hình phá vỡ vùng giằng co, nến xu hướng thất bại, giảm dần,…)

2. Khi các mô hình này chính thức có hiệu lực (đảm bảo đúng quy tắc) thì đỉnh và đáy cây nến tín hiệu sẽ là vùng lo lắng.

Dưới đây là một ví dụ:

Trong xu hướng tăng, mô hình tăng dần xuất hiện ngay tại đỉnh cho tín hiệu giá đi xuống. Ngay lập tức, giá đi xuống và khớp lệnh bán khi cây nến đỏ đầu tiên bị xuyên thủng.

Cây nến đỏ lúc này chính là vùng lo lắng.

Chúng ta sẽ đặt lệnh MUA / LONG khi:

+ Xu hướng đang là tăng

+ Có một cây nến chiếm phần lớn trong vùng lo lắng

Chúng ta sẽ đặt lệnh BÁN / SHORT khi:

+ Xu hướng đang là giảm

+ Co một cây nến chiếm phần lớn trong vùng lo lắng

Dưới đây là ví dụ:

 

Nguồn : Tổng hợp

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.