Note

Nhìn lại năm ác mộng của kinh tế thế giới

Verified Media
· Views 11
Nhìn lại năm ác mộng của kinh tế thế giới Nhìn lại năm ác mộng của kinh tế thế giới

Vietstock - Nhìn lại năm ác mộng của kinh tế thế giới

Đối với nền kinh tế toàn cầu, năm 2020 khép lại với một niềm hy vọng cho tương lai, một phần dựa trên giả định rằng nắm 2021 chắc chắn không thể tệ hơn năm nay.

Tâm lý lạc quan cũng đến từ việc triển khai phân bổ và tiêm vắc-xin Covid-19 để kiểm soát đại dịch. Điều này góp phần mang mọi thứ trở lại tình trạng bình thường trong năm 2021.

Dù vậy, hàng triệu việc làm có thể biến mất mãi mãi và nợ công trên khắp toàn cầu có thể tăng thêm hàng trăm tỷ USD vì các gói chi tiêu mới của chính phủ.

Năm 2020 khởi đầu với một triển vọng tăng trưởng mù mờ vì những rủi ro từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và mối quan hệ căng thẳng giữa EU và Anh. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng nhanh chóng bị dập tắt ngay khi đại dịch Covid-19 ập đến.

Sau đây là những biểu đồ cho thấy những tác động khủng khiếp mà đại dịch Covid-19 gây ra trong năm vừa qua:

Cú sốc kinh tế từ dịch bệnh

GDP năm 2021 của các nền kinh tế phát triển có thể còn dưới mức trước dịch, theo các chỉ báo sớm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Chuyển sang chế độ khẩn cấp

Trên khắp thế giới, các nhà quyết sách kinh tế chuyển sang chế độ khẩn cấp. Các ngân hàng trung ương giảm lãi suất về mức thấp nhằm hỗ trợ đà hồi phục kinh tế. Thậm chí, một số quốc gia giảm lãi suất xuống dưới mốc 0%.

Các ngân hàng trung ương chuyển sang chế độ nới lỏng tiền tệ.

Kích thích quy mô khổng lồ

Các quan chức cũng đưa ra các chương trình khẩn cấp mới, gói nới lỏng định lượng và các ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu Chính phủ ngay khi bộ tài chính các nước phát hành trái phiếu để tài trợ cho các động thái ứng phó đại dịch.

Các động thái ứng phó của các quốc gia.

Núi nợ chồng chất

Các khoản chi tiêu chưa từng có tiền lệ của các chính phủ để tạo “lá chắn” trước tác động của Covid-19 đã đẩy nợ công tăng mạnh trên khắp thế giới. Ở một số quốc gia, nợ công hiện ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Núi nợ ngày càng chồng chất.

Thị trường lao động đổ dốc

Bất chấp những nỗ lực phi thường, các chính phủ vẫn không thể bảo vệ tất cả việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã cao hơn so với đầu năm 2020. Trong bối cảnh một số lĩnh vực như du lịch và hàng không đối mặt với những thay đổi trong dài hạn, nền kinh tế có thể mất đi một lượng lớn việc làm vĩnh viễn, qua đó tạo ra tác động trong dài hạn.

Hàng triệu việc làm biến mất.

Nỗi đau của người nhập cư

Cuộc khủng hoảng mang tên “Covid-19” cũng đánh dấu 1 bước lùi trong việc chống lại tình trạng bất bình đẳng. Những người lao động nhập cư bị tác động mạnh và họ cũng thường đối mặt với rủi ro sức khỏe cao hơn khi làm việc ở tiền tuyến.

Dù vậy, tổng mức kiều hối vẫn tốt hơn dự báo của các tổ chức. Các khoản kiều hồi từ những người nhập cử tại Mỹ tới các gia đình ở Mỹ Latinh vẫn ngang với mức của năm 2019, lạc quan hơn nhiều so với dự báo giảm mạnh của Ngân hàng Thế giới (WB).

Thương mại suy giảm

Mức giảm của hoạt động thương mại thế giới khá tương tự với những gì diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Điều này phản ánh sự giảm mạnh về nhu cầu về dịch vụ trong năm 2020, theo OECD.

Cú huých từ tân Tổng thống Mỹ Biden

Việc ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ có thể hỗ trợ thương mại, nếu ông rút lại các chính sách “Nước Mỹ Trước tiên” do ông Trump khởi xướng từ 4 năm trước. Điều này có thể thúc đẩy toàn cầu hóa.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.