Note

Cảm giác An toàn Giả tạo – Kẻ thù NGUY HIỂM bậc nhất của mỗi cú trade!

· Views 4,642
Xin chào cả nhà!

“Lần này mà cắt lỗ thì phí lắm, nến có vẻ không đi xuống thấp hơn nữa đâu.”

“Chà, thị trường hôm nay rối tung rối mù, nhưng mà giá quá bán lâu lắm rồi, ngứa tay quá, hay là buy, biết đâu bắt trúng đáy?”

Đã bao lần bạn từng có những suy nghĩ tương tự như vậy, chắc không ít đâu nhỉ. Bạn cảm giác như có giác quan thứ sáu mách bạn rằng sắp có kèo thơm lắm, phải vào lệnh ngay lúc này, hoặc không nên cắt lỗ, dời lại chút đi. Nhưng tiếc thay, kết quả mà bạn nhận được có vẻ luôn đi ngược mong đợi, ngược với cảm giác AN TOÀN mà bạn có được trước khi thực hiện quyết định. Nó luôn ngược là bởi vì cảm giác ấy là giả tạo, gọi một cách đầy đủ là cảm giác An toàn Giả tạo.

Cảm giác An toàn Giả tạo – Kẻ thù NGUY HIỂM bậc nhất của mỗi cú trade!

Cảm giác An toàn Giả tạo là gì?


Bất kỳ tình huống nào ẩn chứa rủi ro tiềm năng, đặc biệt là vượt quá ngưỡng chấp nhận rủi ro và bạn cảm thấy rằng nó vẫn “an toàn” để thực hiện hành động vào hoặc thoát lệnh đều được xem là Cảm giác An toàn Giả tạo.

Tại sao xuất hiện cảm giác An toàn Giả tạo?


Điều này xảy ra bởi vì bạn đã vô tình hoặc cố ý phóng đại những lợi ích nhỏ và thu nhỏ những rủi ro lớn.

Những lợi ích nhỏ như tín hiệu giá quá bán đã lâu sẽ ngay lập tức vẽ lên một kịch bản hấp dẫn trader đó là: Nếu đây là điểm đáy thì sao, rõ ràng giá đã quá bán lâu hơn bình thường rồi, không lẽ đi xuống nữa. Mình mà buy trúng cái đáy này thì hơi bị thơm. Buy không nhỉ?! Thôi kệ buy đi, kèo ngon khó gặp.

Rõ ràng quá bán là 1 tín hiệu tốt cho các giao dịch buy – mua lên. Nhưng ai cũng biết rằng đâu phải có quá bán là mua, quá mua là bán. Đó chỉ là 1 dấu hiệu để phân tích mà thôi, còn rất nhiều yếu tố khác để bàn đến. Và những yếu tố khác kia nếu có rủi ro sẽ bị bạn bỏ qua bởi vì hình ảnh buy trúng đáy đã chiếm hết tâm trí bạn. Bạn sẽ phóng đại cái lợi ích nhỏ và thu hẹp những rủi ro khác (thậm chí là bỏ qua). Quá trình đó nảy ra một cảm giác chính là sự An toàn Giả tạo.

Cảm giác An toàn Giả tạo – Kẻ thù NGUY HIỂM bậc nhất của mỗi cú trade!


Khi nào thì xuất hiện cảm giác An toàn Giả tạo này xuất hiện?


Khi nào thì cảm giác này xuất hiện? Câu trả lời là bất cứ khi nào.

Bất kỳ một tình huống trading nào cũng sẽ tồn tại những lợi ích nhỏ. Nếu không tin bạn hãy mở lại lịch sử giao dịch và kiểm tra tất tần tận những giao dịch thua lỗ bạn có, chắc chắn trong các giao dịch ấy sẽ có những lợi ích nào đó khiến bạn hành động. Ví dụ: Mô hình nến đẹp – nhưng bạn lại bỏ qua thị trường hỗn loạn lúc đó. Xu hướng đang lên, buy vào, nhưng lại bỏ qua hàng loạt tín hiệu price action đang cho thấy đảo chiều,…

Cũng tương tự như vào lệnh, việc thoát lệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm giác An toàn Giả tạo. Cụ thể là Cắt lỗ và Chốt lời, khi cắt lỗ, cảm giác này sẽ thì thầm xui khiến bạn dời mức Stop loss ra xa xa một tí, hay chốt lời lớn lớn một chút bởi vì giá đang theo trend rất tốt.

Lý do cảm giác này xuất hiện thường xuyên là bởi vì không ai muốn thừa nhận rủi ro nhưng lại khao khát lợi ích. Họ phóng đại lợi ích nhỏ và bỏ qua rủi ro lớn, cứ liên tục như thế, trong mọi tình huống.

Tác hại của cảm giác An toàn Giả tạo


Tác hại đầu tiên của cảm giác An toàn Giả tạo đó là nó phá hỏng kế hoạch giao dịch của bạn.

Sự an toàn (giả tạo) này sẽ che mờ mất những nguy hiềm tiềm tàng của cú trade mà bạn không nên vào. Nếu nó xảy ra một lần thì không có gì để nói, nhưng thực tế thì những cú trade kiểu này lặp đi lặp lại rất thường xuyên, và đây chính là nguyên nhân lớn giải thích việc tại sao bạn đặt ra kế hoạch, mục tiêu hợp lý nhưng kết quả là tệ hơn kỳ vọng rất nhiều.

Tác hại thứ hai của cảm giác An toàn Giả tạo chính là hạn chế kỹ năng giao dịch, phân tích của bạn. Càng bị cảm giác này ảnh hưởng, bạn càng khó lý trí để nhận ra quyết định nào là đúng nhất, thích hợp nhất. Nếu để điều này xảy ra lâu dài, bạn sẽ giao dịch gần như đánh bạc.

Cảm giác An toàn Giả tạo – Kẻ thù NGUY HIỂM bậc nhất của mỗi cú trade!

Giải pháp trước cảm giác An toàn Giả tạo


Mặc dù nguy hiểm, nhưng cảm giác này hoàn toàn có thể khắc phục được.

Trong mọi tình huống giao dịch, bạn hãy suy nghĩ thêm một lần nữa mỗi khi xuất hiện bất kỳ tình huống ngon ăn nào đó. Tốt nhất, bạn nên viết ra một loạt những rủi ro và lợi ích của hành động bạn dự định sẽ làm để so sánh xem liệu kèo này có thật sự thơm không.

Bám sát vào kế hoạch giao dịch luôn là phương án tốt với mọi trader. Chỉ cần bạn làm theo kế hoạch kỹ càng, thì cảm giác An toàn Giả tạo sẽ càng bị hạn chế.

Bạn cũng nên tự đánh giá lại kết quả giao dịch, nếu bạn nhận ra bản thân đã trải qua nhiều lần ra vào lệnh dưới áp lực của cảm giác an toàn này, bạn nên cẩn thận hơn cho những lần sau.

Kết luận


An toàn Giả tạo là cảm giác tâm lý nguy hiểm mà bất kỳ trader nào cũng phải đối mặt. Nhưng tin tốt là nó không quá khó để vượt qua, chỉ cần bạn kỷ luật và luôn suy nghĩ, phân tích tình huống giao dịch kỹ lưỡng thì An toàn Giả tạo sẽ không làm khó được bạn!

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà

Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do...
 

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

英文?
手势

-THE END-