Note

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

· Views 229

Chỉ báo Leading (Chỉ báo dẫn đầu xu hướng)

  • Định nghĩa về chỉ báo Leading

Chỉ báo Leading hay còn gọi là chỉ báo nhanh là loại chỉ báo đi trước biến động giá, diễn tả một dạng xung lượng giá của một chu kỳ look-back period cố định, là số chu kỳ được dùng cho việc tính toán chỉ báo.

Welles Wilder đã chỉ ra rằng thay đổi trong momentum (tạm hiểu là động lực/động lượng) thường xảy ra trước khi có sự thay đổi hướng đi của giá (mặc dù không phải lúc nào điều này cũng chính xác). Mô hình thường gặp là khi momentum bắt đầu ở mức khiêm tốn, sau đó được gia tốc nhanh chóng khi có hiệu ứng đoàn tàu xuất hiện, tiếp đó đạt đỉnh khi gần như tất cả các nhà giao dịch đã mua hoặc bán. Sau khi đã đạt đỉnh thì xu hướng sẽ bắt đầu giảm, lúc này các nhà giao dịch nhanh nhạy nhất sẽ chốt lời và làm xu hướng biến động theo chiều ngược lại.

Nếu như bạn có thể xác định xem momentum đó đang gia tốc hay giảm tốc thì bạn có thể dự đoán các đỉnh và đáy sẽ diễn ra và đưa ra động thái giao dịch hợp lý. Chính bởi vậy, các Chỉ báo Leading thường được xây dựng dựa trên momentum. Một số chỉ báo Leading thường gặp như ADX, ATR, RSI, Stochastic Oscillator,…

  • Các chỉ báo Leading thường gặp

Bạn có thể sử dụng mỗi dạng momentum cũ hoặc tỷ lệ chỉ số thay đổi để xác định các giai đoạn của momentum. Biểu đồ dưới đây về momentum được tính toán bằng cách lấy mức giá đóng cửa của ngày hôm nay chia cho mức giá đóng cửa của 12 kỳ trước đó. Chúng ta có thể thấy momentum giảm khi giá giảm, tuy nhiên sau đó momemtum đã ngừng giảm và bắt đầu tăng. Chúng tôi nhận được thêm một mức tăng thấp thấp hơn, nhưng đó là doji chuồn chuồn, mà chúng tôi hiểu đây là tín hiệu tăng giá. Đúng là momentum đã dự báo được xu hướng trong trường hợp này và mức giá sau đó đã tăng. Sau khi có bước tăng nhỏ, momemtum đạt đỉnh vào cùng một ngày với mức giá cao nhất và sau đó giảm xuống cùng với giá. Đây là một chỉ số trùng hợp.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

ADX, chỉ báo đo lường sức mạnh của một xu hướng và xác định lượng đầu tư tăng hoặc giảm giá. Một Chỉ báo Leading khác cần được nhắc đến là ATR (average true range). Một lần nữa thì tâm lý thị trường đã đưa ra lời giải thích. Xét trong cùng thời kỳ, phạm vi sẽ có xu hướng mở rộng khi có một lượng lớn các nhà giao dịch chống lại xu hướng thị trường. Nếu các đầu tư giá tăng thắng thì mức giá đóng cửa sẽ bằng hoặc ở gần mức đỉnh, nhưng sự hiện diện của đầu tư giá giảm sẽ được quan sát ở vùng đáy nằm gần cuối của phạm vi trung bình. Nếu khi gần kết thúc đợt tăng hoặc giảm, mà xuất hiện sự bất ổn thì phạm vi sẽ co hẹp lại do lòng tin của các nhà đầu tư đã giảm. Đây chính là nguyên nhân chính mà Wilder lại quyết định sử dụng ATR trong tính toán ADX.

Biểu đồ tiếp theo giống với biểu đồ trước, nhưng có thêm chỉ báo ATR. Đường kẻ màu xanh nằm ngang đánh dấu nơi ATR ngừng giảm. Quan sát phần đường kẻ này có thể thấy nó tương đối ổn định và thậm chí nó có thể tăng nhẹ, nhưng nó không thực sự lớn. Sau khi đi ngang, ATR lại giảm xuống, điều cho bạn biết rằng sự điều chỉnh nhỏ được xác định bởi momentum tăng là một tia chớp nhoáng và không đáng tin cậy. Nếu có tăng giá thực sự thì đường ATR sẽ phải tăng.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) cũng là một chỉ báo được xây dựng dựa trên momemtum. Hãy quan sát biểu đồ tiếp theo. Như với ATR, chúng ta cũng có một vùng nằm ngang cho thấy momentum đã ngừng giảm, thế nhưng sự gia tăng sau đó rất yếu và không kéo dài được lâu.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

Stochastic Oscillator có lẽ chính là loại chỉ báo được nhiều nhà giao dịch lựa chọn nhất, sử dụng là Chỉ báo Leading. Như bạn có thể quan sát được trong hình bên dưới, chỉ báo Stochastic Oscillator phát ra một tín hiệu mua vào sai (khung màu đỏ) và nhanh chóng đảo chiều trước khi đưa ra tín hiệu đúng gợi ý mưa vào tại thời điểm vài chu kỳ sau. Hãy chú ý rằng tín hiệu mua vào đúng được phát ra trước 5 ngày so với tín hiệu bán ra được xác lập khi chỉ sử dụng mỗi momentum thô.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

Chỉ báo cuối cùng được nhắc tới là MACD, đây là chỉ báo đáng tin cậy nhất trong Forex. Bạn có thể quan sát chỉ báo MACD trong hình bên dưới. MACD cho tín hiệu bán muộn hơn so với chỉ báo Stochastic Oscillator. Tuy nhiên vào lúc sau, khi giá có dấu hiệu tăng nhé thì MACD cho tín hiệu mua vào rất nhỏ và chỉ duy trì trong một kỳ. Nếu bạn sử dụng MACD (ít nhất là trong trường hợp mô tả ở biểu đồ) thì bạn sẽ không dại gì mà lao vào đợt tăng chớp nhoáng ấy cả.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

  • Lưu ý khi sử dụng chỉ báo Leading

Tùy thuộc vào việc bạn thuộc loại hình nhà giao dịch nào mà mỗi chỉ báo momentum đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Các nhà giao dịch chớp nhoáng thường ưa chuộng chỉ báo Stochastic hơn và chấp nhận các tín hiệu lỗi vì chỉ báo này giúp họ “sinh tồn” được trên thị trường. Nếu như bạn thuộc tuýp e ngại rủi ro và ưa chuộng việc có được cái nhìn bao quát hơn thì chỉ báo MACD sẽ giúp bạn tránh khỏi các đợt biến động giả hoặc chỉ trong chớp nhoáng như các chỉ báo này đã làm được trong ví dụ vừa nêu. Một số nhà phân tích xếp MACD vào loại chỉ báo theo sau xu hướng bởi lẽ chỉ báo này đã bỏ qua đợt biến động chớp nhoáng, tuy nhiên thì đây là vấn đề thuộc quan điểm khác nhau của mỗi người.

Những nhà giao dịch mới, khi biết đến phân tích kỹ thuật đôi khi thường vội vàng cho rằng mình đã tìm ra được một chỉ báo Leading (chỉ báo dẫn đầu xu hướng). Không ít các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm cũng vẫn mắc phải lầm tưởng này. Tuy nhiên, sự thật là không có chỉ báo nào thực sự có khả năng dẫn đầu xu hướng cả. Xét về mặt logic, mọi chỉ báo đều được xây dựng trên các hành động giá trong quá khứ, vậy nên không thể có chỉ báo nào lại có khả năng dự đoán tương lai một cách đáng tin cậy được.

Một số chỉ báo có thể đưa ra gợi ý mạnh mẽ về các bước chuyển tiếp theo của giá, nhất là khi các công cụ này được kết hợp với nhau và đưa ra một số xác nhận về gợi ý nói trên. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng luôn luôn có khả năng rằng sẽ có sự xuất hiện của tin tức mới và làm kết quả dự đoán của các chỉ báo trở nên sai lệch. Chúng tôi đã nhiều lần nhìn thấy trường hợp có tới 4 chỉ báo khác nhau cùng chỉ về một hướng, tuy nhiên thực tế giá cả lại biến động hoàn toàn khác với suy đoán đó. Do đó, các chỉ báo chỉ giúp chỉ ra các thông tin, đưa ra tín hiệu cho người dùng chứ không hề có khả năng chi phối mọi thứ diễn ra theo đúng ý mình. Thật đáng tiếc là chúng ta không có được các số liệu thống kê về độ tin cậy của các chỉ báo. Nếu như muốn có thông tin về độ tin cậy của các chỉ báo mình đang dùng thì bạn sẽ phải tự bắt tay vào tính toán. Điểm mấu chốt mà chúng tôi muốn nói: các chỉ báo được gọi là “Chỉ báo Leading” thường không chính xác lắm.

Chỉ báo Lagging (Chỉ báo theo sau xu hướng)

  • Định nghĩa về chỉ báo Lagging

Bất kỳ chỉ báo nào dựa trên các moving average (đường trung bình động) đều được định nghĩa là chỉ báo theo sau xu hướng. Lợi ích của các chỉ báo theo sau xu hướng là mức độ tin cậy cao. Tại thời điểm bạn quan sát được moving average crossover (giao cắt trên đường trung bình động) sử dụng chu kỳ 5 và 10 hoặc chu kỳ 10 và 20, thì khả năng giao dịch của bạn bị sai sẽ là khá thấp. Biểu đồ dưới đây biểu diễn đường chu kỳ-5 cắt qua đường chu kỳ-10, cùng với đường momentum chu kỳ-12 trên khung phía trên. Trong ví dụ này, các đường thẳng đứng đánh dấu sự giao nhau và các giao điểm này diễn ra trùng khớp với ngày mà momentum phát ra tín hiệu mua hoặc bán. Thông thường thì momentum sẽ dẫn trước trong một vài chu kỳ, nhưng đừng bận tâm – điều chúng ta cần quan tâm là sử dụng Chỉ báo Leading kết hợp với Chỉ báo Lagging để áp dụng nguyên tắc xác nhận. Bởi lẽ không có chỉ báo nào có thể lúc nào cũng đúng, vậy nên việc áp dụng nguyên tắc xác nhận sẽ là ý tưởng rất hay, đặc biệt là nếu bạn muốn giao dịch với khối lượng nhỏ bằng cách sử dụng Chỉ báo Leading trước rồi sau khi có được xác nhận từ chỉ báo theo sau xu hướng thì sẽ gia tăng khối lượng giao dịch.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

Các dải bollinger được xây dựng dựa trên các đường trung bình động, bởi vậy nên đây cũng là chỉ báo theo sau xu hướng. Tuy nhiên trong Forex thì chỉ báo này có thể là chỉ báo dẫn đầu xư hướng, chỉ báo đồng bộ hoặc chỉ báo theo sau xu hướng tùy thuộc vào tình hình thực tế. Như đã giới thiệu trong bài về Dải Bollinger, khi mức giá cắt qua dải Bollinger trên hoặc dưới thì tức là đã có breakout xảy ra và có khả năng cao theo sau sẽ là biến động theo cùng hướng. Tuy nhiên trong Forex thì chúng ta lại chờ mong hiệu ứng ngược lại – theo sau một breakout sẽ là biến động ngược chiều. Breakout có thể sẽ được duy trì trong hai đến ba kỳ (có thể lên tới 5 kỳ) trước khi đảo chiều, tuy nhiên thì rất hiếm khi chúng có thể tồn tại lâu hơn. Biểu đồ cuối cùng sẽ cho các bạn thấy được cùng một đồng tiền tệ trong cùng một khung thời gian, với điểm phá vỡ các dải Bollinger được khoanh màu xanh. Hãy chú ý rằng với mỗi điểm xoay đầu, các thanh nến đều có vùng bóng phía trên dài hơn hoặc vùng bóng phía dưới thấp hơn. Đây chính là dấu hiệu củng cố cho tín hiệu từ dải Bollinger.

Chỉ báo Leading và Chỉ báo Lagging

Sự khác biệt giữa chỉ báo Leading và chỉ báo Lagging

Sự khác biệt giữa các Chỉ báo Leading và chỉ báo Lagging là không quá đáng kể, miễn là bạn hiểu được rằng momentum thường sẽ dẫn đầu xu hướng và đường trung bình động thì luôn theo sau xu hướng. Bạn sẽ không bao giờ biến đường trung bình động trở thành một Chỉ báo Leading được. Tuy nhiên thì các chỉ báo có vẻ dẫn đầu xu hướng thì lại vẫn tạo ra kha khá tín hiệu sai lệch.

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.