Note

[Kiến thức PTCB] Các chỉ số kinh tế chính và tác động của chúng đối với tiền tệ (Phần 2)

Verified Official
· Views 182

Trong phần đầu tiên chúng ta đã nói nhiều về ảnh hưởng của lãi suất, trong phần 2 này chúng ta tiếp tục xem xét một nhân tố "nặng ký" khác đối với các đồng tiền - LẠM PHÁT, mời anh em cùng theo dõi!

[Kiến thức PTCB] Các chỉ số kinh tế chính và tác động của chúng đối với tiền tệ (Phần 2)

Nếu chưa xem phần đầu anh em có thể tham khảo tại đây.


Lạm phát


Lạm phát đo lường tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ lạm phát tăng có nghĩa là giá cả sẽ tăng nhanh hơn. Nếu tỷ lệ lạm phát giảm, giá cả hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn.


Nếu tỷ lệ lạm phát tăng lên, sức mua của đồng tiên đó sẽ giảm nhanh hơn. Điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và tất nhiên là cả đồng tiền đó.


Tuy nhiên, nếu một quốc gia trải qua giảm phát, tức là giá thực sự giảm, thì các nhà đầu tư cũng có thể coi đây là một chỉ báo cho thấy nền kinh tế đang hoạt động kém. Do đó, điều này cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của tiền tệ.


{<img src="https://traderviet.com/attachm..." title="zzz38." <xen:if="" is="" style="user-select: text !important; border: 0px; max-width: 100%; height: auto;"><span> </span>alt=""<span> </span><xen:else style="user-select: text !important;">alt="zzz38." class="bbCodeImage LbImage" /&gt;}</xen:else>


Nói chung lạm phát quá cao hay quá thấp đều không tốt. Và các NHTW có xu hướng nhắm mục tiêu một tỷ lệ lạm phát cụ thể - ví dụ, mức lạm phát từ 2–3%.


Nếu tỷ lệ lạm phát được báo cáo là nằm trong phạm vi mục tiêu, giá trị tiền tệ thường không phản ứng nhiều. Thị trường chỉ phản ứng mạnh khi nó nằm ngoài phạm vi này.


Tỷ lệ lạm phát cao có thể khiến giá trị tiền tệ tăng lên, bởi vì các nhà giao dịch có thể đoán trước được sự gia tăng của lãi suất (để kiềm chế lạm phát). Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát quá cao có thể gây hại cho nền kinh tế và do đó tiền tệ có thể mất giá.


Để bảo vệ người tiêu dùng khỏi lạm phát quá mức, các NHTW có xu hướng tăng lãi suất. Như đã giải thích ở trên, nó sẽ làm giảm khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, và giá hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm vì nhu cầu giảm.


Khi dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến, các nhà giao dịch có thể mua tiền tệ của một quốc gia với dự đoán NHTW sẽ nâng lãi suất, điều đó có nghĩa là đồng tiền này có thể tăng giá trị. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức lạm phát, bởi nếu nó quá cao, nó có thể làm xói mòn giá trị của bất kỳ nguồn vốn nào trong nền kinh tế đó và làm mất giá đồng tiền đó.


{<img src="https://traderviet.com/attachm..." title="Image 7." <xen:if="" is="" style="user-select: text !important; border: 0px; max-width: 100%; height: auto;"><span> </span>alt=""<span> </span><xen:else style="user-select: text !important;">alt="Image 7." class="bbCodeImage LbImage" /&gt;}</xen:else>​


Tất cả những điều này làm cho tỷ lệ lạm phát trở thành một chỉ báo kinh tế khó sử dụng hơn khi xác định khả năng tăng hoặc giảm của giá trị tiền tệ.


“Hawkish”và “dovish”


Các thuật ngữ ‘diều hâu - hawkisk’ và ‘bồ câu/ ôn hòa – dovish’ đề cập đến thái độ của NHTW đối với việc quản lý sự cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng.


Nếu một NHTW lo ngại về lạm phát, ngân hàng đó bị coi là diều hâu và có nhiều khả năng áp dụng mức lãi suất cao hơn. Nếu một ngân hàng trung ương lo ngại về tăng trưởng, thì ngân hàng đó được coi là ôn hòa và có nhiều khả năng áp dụng mức lãi suất thấp hơn.


{<img src="https://traderviet.com/attachm..." title="1." <xen:if="" is="" style="user-select: text !important; border: 0px; max-width: 100%; height: auto;"><span> </span>alt=""<span> </span><xen:else style="user-select: text !important;">alt="1." class="bbCodeImage LbImage" /&gt;}</xen:else>


Tổng kết lại qua hai phần, anh em cần lưu ý các điểm sau:

  • Các chỉ số kinh tế đo lường về sức mạnh hoặc điểm yếu của một nền kinh tế;
  • Trader sử dụng các chỉ báo này để giúp xác định giá trị/ khả năng tăng giảm của tiền tệ;
  • Lãi suất do NHTW ấn định là một trong những động lực quan trọng nhất của tiền tệ;
  • Lãi suất có thể được nâng lên để kiềm chế lạm phát và hạ xuống để kích thích nền kinh tế;
  • Lãi suất cao hơn thường dẫn đến việc đồng tiền tăng giá và lãi suất thấp hơn thường dẫn đến giảm giá trị đồng tiền;
  • Lạm phát đo lường tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định;
  • Các ngân hàng trung ương cố gắng nhắm mục tiêu lạm phát ở mức có thể chấp nhận được. Nếu tỷ lệ lạm phát nằm ngoài tỷ lệ mục tiêu, điều này có thể có ảnh hưởng bất lợi đến giá trị tiền tệ;

--------------------------------------------------

Được in lại từ  bản quyền được bảo lưu toàn bộ bởi tác giả gốc.


Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.