Note

Chính sách khác nhau một trời một vực, nhưng Trump hay Biden thắng cử, Trung Quốc đều gặp khó

Verified Official
· Views 53


Các chuyên gia cho rằng, dù tổng thống Mỹ tiếp theo là ai, thì cũng không có quan điểm ủng hộ Trung Quốc.

Chính sách khác nhau một trời một vực, nhưng Trump hay Biden thắng cử, Trung Quốc đều gặp khó

Các doanh nghiệp đang dần rút khỏi Trung Quốc

Tại văn phòng ở thành phố Mexico City, giữa lúc đại dịch COVID đang hoành hành dữ dội, điện thoại của ông Samuel Campos đã liên tục đổ chuông khi các doanh nghiệp gọi điện nhờ tìm cách chuyển hoạt động sản xuất sang Mexico. Ông Campos, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn bất động sản thương mại Newmark Knight Frank cho biết: "Kể từ khi thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico- Canada mới có hiệu lực từ tháng 7 đến nay, số lượng giao dịch của chúng tôi đã tăng khoảng 30- 40%"

Những người gọi điện trước đây chủ yếu là doanh nghiệp châu Âu và Mỹ, đối tượng đang tìm cách thoát khỏi Trung Quốc để tránh mức thuế quan cao trong chiến tranh thương mại Mỹ- Trung hoặc để gần hơn với thị trường tiêu dùng trong nước.

Nhưng trong những tháng gần đây, đã xuất hiên những cuộc gọi từ doanh nghiệp Trung Quốc. Tất cả các cuộc gọi đều quan tâm đến việc quản lý chi phí và sự biến động thị trường đối với lĩnh vực xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong thời gian này. "Các công ty này cần ngay lập tức một chuỗi cung ứng ở khu vực Bắc Mỹ vì họ không muốn mất hợp đồng ở phía bắc biên giới Mỹ- Canada", ông Campos nói. Và thỏa thuận thương mại được ký kết gần đây đã giúp họ tin rằng rằng Mexico là bệ phóng tốt hơn để xâm nhập thị trường Mỹ.

Xu hướng này không còn là điều mới nữa. Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm giá trị thấp trong suốt một thập kỷ qua đang dần di dời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc do chi phí ngày càng đắt đỏ.

Chỉ số đa dạng Trung Quốc (China Diversification Index) của Tập đoàn tư vấn sản xuất toàn cầu Kearney chuyên theo dõi sự thay đổi trong kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp của Mỹ từ thị trường Trung Quốc sang các trung tâm sản xuất có chi phí thấp ở châu Á. Khi chỉ số này bắt đầu áp dụng vào năm 2013, Trung Quốc nắm giữ 67% lượng hàng nhập khẩu, nhưng con số này đã giảm xuống mức 56% trong quý 4/ 2019.

Các công ty cao cấp hơn trong lĩnh vực điện tử và ô tô hiện đang dẫn đầu trong hoạt động đa dạng hóa. Theo Reuters, các tập đoàn Đài Loan Foxconn và Pegatron - hai nhà cung cấp sản phẩm chính cho tập đoàn Apple - đang cân nhắc đến phương án xây nhà máy ở Mexico để phòng ngừa nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới xuất hiện giữa Mỹ và Trung Quốc.

Và bất kể ai thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, nguy cơ này vẫn hiện hữu.

Các chính phủ, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, đang đặt ưu tiên cho việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, phù hợp với các chính sách tranh cử của cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Các nhà nghiên cứu tại hãng tư vấn McKinsey ước tính rằng, trong những năm tới, tới 26% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu - trị giá 4,6 nghìn tỷ USD vào năm 2018 - có thể đang di chuyển khỏi địa điểm sản xuất, quay trở lại sản xuất trong nước hoặc chuyển sang các cơ sở sản xuất ở các nước khác. Cùng thời điểm, Tập đoàn Tư vấn Boston ước tính, thương mại hai chiều Mỹ- Trung Quốc vào năm 2023 sẽ giảm khoảng 15%, tương đương khoảng 128 tỷ USD so với con số của năm 2019.

Chuỗi cung ứng của thế giới sẽ ngày càng trở nên ngắn hơn và ít tập trung hơn vào Trung Quốc, cho dù sự hấp dẫn của cơ sở hạ tầng tại đây vẫn giúp Bắc Kinh níu chân được nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Vì vậy, bất kỳ ai trở thành ông chủ Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021 sẽ làm như vậy trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang mất cân bằng với trọng tâm sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.

Trump đơn phương - Biden đa phương?

Các luận điểm tranh cử của cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump và ứng viên đối lập Joe Biden đều có chung quan điểm này. Tuy nhiên, mức độ và cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc ai sẽ là tổng thống trong 4 năm tới.

"Tôi đồng ý rằng cả hai ứng viên tổng thống đều nói về việc gia tăng hoạt động sản xuất trong nước và giảm bớt những tác động từ yếu tố khách quan bao gồm ý muốn của cử tri hay đại dịch COVID", bà Emily Blanchard, một chuyên gia về chuỗi giá trị toàn cầu tại Trường Kinh doanh Tuck của Đại học Dartmouth ở New Hampshire nói.

"Ngoài những điểm trên, tổng thế chiến lược của 2 bên đối lập hoàn toàn với nhau. Ông Trump đề xuất cách tiếp cận đơn phương hung hăng, hiếu chiến, với thông điệp chúng ta sẽ tự làm điều đó", bà nói thêm.

Cách tiếp cận của Trump đã được trình bày rõ ràng trong một bài diễn thuyết trong Ngày Lao động, trong đó ông cam kết trao thưởng cho các công ty sản xuất ở Mỹ và trừng phạt những công ty vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. "Nếu họ không thể kinh doanh trong nước, thì hãy để họ sẽ phải trả một khoản thuế lớn cho ngân sách nước Mỹ khi muốn xây dựng nhà máy ở một nước khác", ông Trump nói.

--------------------------------------------------

Được in lại từ https://cafef.vn/ bản quyền được bảo lưu toàn bộ bởi tác giả gốc.



Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.